ĐỖ XE CƠ KHÍ

Hệ thống đỗ xe cơ khí là giải pháp tăng số chỗ đỗ xe, giải quyết tình trạng thiếu chỗ đỗ xe

Than Pho Dong Duc 1000

Các đô thị phát triển có nhu cầu rất lớn về chỗ đỗ xe

Giới thiệu

Hệ thống đỗ xe cơ khí là giải pháp tăng số chỗ đỗ xe, được lắp đặt để giải quyết tình trạng thiếu chỗ đỗ xe. Giải pháp đỗ xe cơ khí là giải pháp xếp xe thành nhiều tầng để tạo ra nhiều chỗ đỗ, giúp sử dụng tối đa mặt bằng và không gian một cách hiệu quả. Đây là phương án tối ưu nhất để tận dụng diện tích và không gian cho việc đỗ xe.

He Thong Do Xe Co Khi
Hệ thống đỗ xe cơ khí

Do mỗi loại xe sẽ có yêu cầu về chiều cao, độ rộng khác nhau. Do đó lựa chọn kích thước phù hợp với dòng xe sẽ sử dụng sẽ giúp chủ đầu tư tiết kiệm được chi phí dành cho hệ thống.

a. Phân loại xe

(theo cách phân loại trên trang Anycar)
Khi đề cập tới các loại xe ô tô, có thể bạn đang nghĩ về công dụng (xe con, xe tải), dòng xe (sedan, SUV…), hay hạng xe (phân khúc A, B, C…), loại hộp số (số sàn, số tự động)…
Nghĩa là tùy theo cách phân loại mà hiểu ta đang nói tới loại xe nào. Việc gọi tên một loại xe là để phục vụ một mục đích nào đó, hoặc cũng có khi chỉ là thói quen của người dùng, lâu ngày thành quen…
Thêm một thực tế là trên thế giới cũng có nhiều cách phân chia. Các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Nhật, Úc… lại cũng có cách phân loại riêng của họ. Thế nên việc phân loại xe ô tô thường thấy cũng chỉ có ý nghĩa tương đối. Dựa theo tiêu chuẩn của châu Âu, phân loại xe căn cứ vào chiều dài và kích thước xe. Ở Việt Nam là phân hạng các phân khúc xe hạng B, hạng C… Tuy nhiên sự khác nhau giữa các phân khúc cũng không được rạch ròi và cũng không có tài liệu định nghĩa chính xác về mỗi phân khúc. Dưới đây là 1 số cách phân loại thường được sử dụng để bạn đọc tham khảo:

Cac Loai Xe

1. Theo công dụng

• Xe con (xe du lịch): xe 5 chỗ, xe 7 chỗ, xe 9 chỗ, xe 16 chỗ.
• Xe khách: loại 25 chỗ, 50 chỗ, xe giường nằm…
• Xe bán tải: loại chở 2-4 chỗ, cùng hàng hóa
• Xe tải (chở hàng): xe tải nhỏ, xe tải lớn
• Xe chuyên dùng: xe chở rác, xe cẩu, xe trộn bê tông,..

2. Theo kích thước

Đây là cách phân loại dựa vào kích cỡ xe (cũng được sử dụng ở Mỹ)
• Hạng xe nhỏ (Mini)
• Hạng xe nhỏ gọn (Compact)
• Hạng xe trung (Midsize)
• Hạng xe lớn (Large)

3. Theo loại nhiên liệu sử dụng

• Xe sử dụng động cơ xăng
• Xe sử dụng động cơ diesel
• Xe sử dụng động cơ điện
• Xe sử dụng xăng kết hợp với điện (Hybrid)

4. Theo số chỗ ngồi (ô tô con)

• Xe 2 chỗ
• Xe 4-5 chỗ
• Xe 7 chỗ
• Xe 12; 15 chỗ..

5. Các loại xe ô tô con – theo kết cấu thân xe

Theo cách này, bạn có thể thấy người ta chia thành các dòng xe như sau:
• Hatchback
• SUV – xe thể thao đa dụng
• Crossover – xe lai đa dụng
• MPV – dòng xe đa dụng
• Coupe – dòng xe thể thao
• Convertible – dòng xe mui trần
• Pickup – dòng xe bán tải
• Limousine – dòng xe sang

6. Phân hạng các phân khúc xe ô tô

Cách này dựa theo tiêu chuẩn của châu Âu, phân loại xe căn cứ vào chiều dài và kích thước xe. Ở Việt Nam, là nói về phân hạng các phân khúc xe hạng B, hạng C,.. khi giới thiệu hay đánh giá một mẫu xe nào đó, tuy nhiên sự khác nhau giữa các phân khúc cũng không được rạch ròi và cũng không có tài liệu định nghĩa chính xác về mỗi phân khúc. Về tổng quan chúng ta có cách phân hạng các phân khúc xe ô tô bằng ký hiệu chữ cái như sau:
• Phân khúc hạng A (Mini Class Vehicles – Daewoo Matiz, Kia Morning,..)
• Phân khúc hạng B (Small Class Vehicles – Ford Fiesta, Hyundai i20, Toyota Yaris,..)
• Phân khúc hạng C (Sub-Medium Class Vehicles – Ford Focus, Honda Civic, Kia Forte, Chevrolet Cruze,..)
• Phân khúc hạng D (Top-Middle Class Vehicles – Ford Mondeo, Toyota Camry, Honda Accord,..)
• Phân khúc hạng E (Upper Class Vehicles – Mercedes E-Class, BMW Serie 5, Audi A6,..)
• Phân khúc hạng F (Luxury Class Vehicles – Mercedes S-Class, BMW Serie 7, Audi A8,..)
• Phân khúc hạng M (Multi Purpose Cars – MPC / MPV – Toyota Innova, Mitsubishi Grandis,..)
• Phân khúc hạng J (Crossover Utility Vehicle / Sport Utility Vehicle – Ford Escape, Toyota Land Cruiser,..)
• Phân khúc hạng S (Super Luxury Vehicle)

Số liệu phổ biến trên internet các loại xe ô tô trong từng phân khúc cũng đã có rất nhiều dòng và phân khúc, và theo cách phân loại phổ biến hiện nay, các dòng xe ô tô (sedan, SUV, coupe, hatchback,..) được phân chia dựa trên thiết kế nội ngoại thất và kết cấu khung gầm. Mặc dù ngày nay có nhiều mẫu xe cải tiến với vóc dáng lai tạp, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều dòng xe thiết kế truyền thống. Các dòng xe ô tô thông dụng thường bắt gặp trên đường phố tại Việt Nam sẽ có: sedan, hatback, SUV, bán tải, CUV,…

b. Những dòng xe ô tô thường được sử dụng làm tiêu chuẩn cho hệ thống đỗ xe cơ khí

Xe Sedan

Dòng xe Sedan

Đây là dòng xe phổ biến nhất thế giới ngày nay. Sedan là dòng xe có kết cấu 3 khoang tách biệt hoàn toàn, đó là khoang động cơ, khoang người ngồi và khoang hành lý. Loại này thường có gầm thấp, 4 cửa, 4 hoặc 5 chỗ ngồi.

Đây là dòng xe được sử dụng cho mục đích chính là đi lại và không đặc biệt phù hợp với việc vận chuyển hàng hóa do không gian hạn chế. Bên cạnh đó, nhờ lợi thế có cabin riêng biệt nên xe thường có khả năng cách âm tốt hơn, tạo cảm giác thoải mái hơn các loại xe khác.

Các dòng xe phổ biến trên thị trường thuộc phân khúc sedan gồm có Toyota Vios, Honda City, Nissan Sunny, Suzuki Ciaz, Toyota Camry, Honda Accord, Mazda 6, Nissan Teana, Mercedes-Benz E-class sedan, Mercedes-Benz C-class sedan…

Xe Suv

Phân khúc xe SUV

SUV là chữ viết tắt của cụm từ Sport Utility Vehicle, nghĩa là xe thể thao đa dụng. SUV truyền thống gầm cao, có kết cấu khung gầm tương tự như xe tải (body on frame), thân xe vuông vức, khoang hành khách thông với khoang hành lý.

Thông thường người ta rất dễ nhầm lẫn giữa SUV và Crossover do thân xe có nhiều điểm chung như khoảng sáng gầm xe cao, bánh xe lớn, thiết kế ngoại thất mạnh mẽ, nam tính. Tuy nhiên, SUV có khả năng chạy đường dài, off-road tốt hơn nhờ được xây dựng trên khung gầm chắc chắn ( tương tự như xe tải hạng nhẹ ) với 4 bánh lái dẫn động cùng thiết kế đơn giản, khỏe khoắn. Chính vì thế, các đường nét thiết kế ngoại thất của dòng xe này thường vuông vức, nam tính và mạnh mẽ.

Các dòng SUV truyền thống trên thị trường Việt Nam gồm có Toyota Land Cruiser, Toyota Fortuner, Ford Everest, Mitsubishi Pajero Sport, Lexus GX 460, Lexus LX 570,…

c. Các hệ thống đỗ xe cơ khí thường được sử dụng

Khi xem xét lắp đặt hệ thống đỗ xe cơ khí, yếu tố công nghệ cũng được tính đến để hệ thống được lắp đặt phù hợp với yêu cầu của dự án:

Hệ thống đỗ xe bán tự động

Hệ thống đỗ xe bán tự động còn được gọi là hệ thống xếp hình (hoặc hệ puzzle), là một hệ thống tự động có các pallet kết hợp cho phép di chuyển ngang và dọc của các điểm đỗ xe, giống như trò xếp hình, để đỗ và lấy xe.
Hệ thống đỗ xe gồm 2 tầng, 3 tầng hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào cao độ thông thủy cho phép.

 

6. Bai Xe Thong Minh 2

Hệ thống đỗ xe tự động

Hệ thống đỗ xe tự động còn được gọi là hệ thống đỗ xe thông minh, người gửi xe chỉ cần gửi xe và nhận xe tại 1 điểm, máy tính sẽ tự động điều khiển hệ thống đưa xe vào vị trí đỗ. Khi lấy xe, máy tính sẽ tự động tính toán để thời gian lấy xe là ngắn nhất.
Dưới đây là các mô hình thường sử dụng

Smart Parking Tower System 2

Hệ thống đỗ xe gia đình

Là hệ thống đỗ xe dạng đơn giản của hệ thống đỗ xe cơ khí. Một số mô hình thường sử dụng:

5. Bai Xe Thong Minh

Thang nâng ô tô

Giải pháp thang nâng được sử dụng để thay thế các ram dốc

 

Chi tiết các sản phẩm

Hệ thống đỗ xe bán tự động

Hệ thống đỗ xe tự động

Hệ thống đỗ xe xoay tròn

Hệ thống đỗ xe dạng tháp

Hệ thống đỗ xe gia đình

Thang nâng ô tô