Chống sao chép thẻ

Chong Sao Chep The 1

Thẻ từ có nhiều ưu điểm, được sử dụng cho nhiều ứng dụng: kiểm soát cửa ra vào, kiểm soát lối đi, hệ thống kiểm soát thang máy, quản lý bãi xe, các khu dịch vụ như bể bơi, phòng gyms,… Để tăng cường bảo mật và chống làm giả thẻ các bãi xe, các hệ thống kiểm soát vào ra… các kỹ sư tại Futech đã phát triển công nghệ chống sao chép thẻ.

1. Công nghệ thẻ từ RFID

Thẻ không tiếp xúc trong các hệ thống thống kiểm soát vào ra sử dụng công nghệ RFID để nhận dạng. Radio Frequency Identification (RFID) là công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến. Hai thiết bị này hoạt động thu phát sóng điện từ cùng tần số với nhau.
Cấu tạo: Một thiết bị hay một hệ thống RFID được cấu tạo bởi hai thành phần chính là thiết bị đọc (reader) và thiết bị phát mã RFID có gắn chip hay còn gọi là tag. Thiết bị đọc được gắn antenna để thu- phát sóng điện từ, thiết bị phát mã RFID tag được gắn với vật cần nhận dạng, mỗi thiết bị RFID tag chứa một mã số nhất định và không trùng lặp nhau.
Nguyên lý hoạt động:Thiết bị RFID reader phát ra sóng điện từ ở một tần số nhất định, khi thiết bị RFID tag trong vùng hoạt động sẽ cảm nhận được sóng điện từ này và thu nhận năng lượng từ đó phát lại cho thiết bị RFID Reader biết mã số của mình. Từ đó thiết bị RFID reader nhận biết được tag nào đang trong vùng hoạt động.

Chong Sao Chep The
Trong các hệ thống kiểm soát vào ra trong tòa nhà và hệ thống quản lý bãi xe thông minh, thiết bị RFID tag được gọi là các thẻ không tiếp xúc. Có 2 loại thẻ thường được dùng:

– Thẻ proximity:

Thẻ proximity hay thẻ chip không tiếp xúc là thẻ nhựa có sử dụng ăngten tích hợp và sử dụng sóng radio để giao tiếp với đầu đọc thẻ. Proximity là loại thẻ chỉ đọc (read-only), không có khả năng ghi lại nhiều lần hoặc xóa thông tin trên thẻ, đây là hạn chế lớn nhất của thẻ proximity. Dữ liệu lưu trữ trên thẻ thông thường là 4 đến 10 số. Sử dụng tần số: 125 KHz

– Thẻ Mifare:

Là loại thẻ thông minh không tiếp xúc, có khả năng lưu trữ dữ liệu 10 năm và cho phép đọc, ghi tới 100.000 lần. Mỗi chip của thẻ Mifare đều được ghi mã số và không thể thay đổi được, mã số này là duy nhất cho mỗi thẻ.
Tần số: 13.56 MHz (theo chuẩn ISO/IEC 14443A)
Dung lượng nhớ: 512 bit (Mifare Ultraligh), 1K (Mifare S50), 4 K (Mifare S70), Mifare Desfire 4K

2. Độ bảo mật và tin cậy của thẻ từ RFID:

Thẻ chip (tag) RFID chứa rất nhiều mã nhận dạng khác nhau, thông thường là 32bit tương ứng với hơn 4 tỷ mã số khác nhau. Ngoài ra khi xuất xưởng mỗi thẻ chip RFID được gán một mã số khác nhau. Do vậy khi một vật được gắn chip RFID thì khả năng nhận dạng nhầm vật đó với 1 thẻ chip RFID khác là rất thấp, xác suất là 1 phần 4 tỷ.

Chong Sao Chep The 2Tuy nhiên, sự phát triển công nghệ và các phương thức nhập khẩu không chính ngạch, trên thị trường có nhiều thiết bị đọc và nạp dữ liệu vào thẻ với giá thành rẻ.
Thẻ RFID thông thường được dễ dàng đọc ID bằng các đầu đọc sử dụng cùng tần số sóng RF. Thiết bị sao chép thẻ sẽ đọc mã ID của thẻ rồi ghi nạp ID vào trong một dòng phôi thẻ chuyên dùng để sao chép.

Việc sao chép thẻ thường xuất phát từ người sử dụng thẻ: sao chép thêm thẻ để nhiều người sử dụng thuận tiện, làm thẻ dự phòng khi mất thẻ gốc,…
Tuy nhiên khi thẻ được sao chép, nghĩa là tồn tại hơn 1 thẻ có cùng ID, nguy cơ mất an ninh tăng cao rõ rệt. Người đi sao chép thẻ tự gia tăng mối nguy hại cho bản thân khi không kiểm soát được số lượng thẻ mình sao chép ra. Các công ty quản lý an ninh, dịch vụ bị tổn hại về doanh thu, về uy tín bảo mật của mình khi không kiểm soát được chính xác người sử dụng thẻ.

3. Giải pháp chống sao chép thẻ cho bãi xe, hệ thống kiểm soát vào ra

Giải pháp chống sao chép thẻ là giải pháp xác thực 2 lớp. Khi đó quy trình sẽ được thực hiện như sau:
– Đầu đọc phát sóng RF
– Thẻ phát lại sóng RF có chứa mật mã thẻ đã được mã hóa.
– Đầu đọc chỉ nhận được nội dung thông tin khi được thiết lập cùng mật mã thẻ

Để có thêm thông tin chi tiết, bạn đọc vui lòng liên hệ với Futech để giải đáp.

 

Đường link tới sản phẩm trong bãi xe: